Categories: Phong Thuỷ

Con đập khổng lồ của Ai Cập được xây dựng cách đây 3.700 năm

Published by

Sadd-el-Kafara được coi là đập quy mô lớn lâu đời nhất thế giới với chiều dài 113m, cao 14m và chiều rộng đáy 98m.

Cách Cairo khoảng 40km về phía đông nam, gần thị trấn Helwan, là tàn tích của Sadd-el-Kafara, một con đập quy mô lớn được xây dựng khoảng 3.700 năm trước. Mặc dù đã bị lũ lụt phá hủy trước khi kịp hoàn thành nhưng đây vẫn được coi là con đập có quy mô lớn lâu đời nhất trên thế giới.

Đập khổng lồ của Ai Cập được xây dựng cách đây 3.700 năm

Tàn tích của đập Sadd-el-Kafara. (Ảnh: Matthieu Gotz)

Mục đích chính của công trình là chặn dòng nước chảy ra từ những cơn bão bất ngờ và lũ lụt nghiêm trọng. Nó cũng có thể đã giúp cung cấp nước cho công nhân và động vật tham gia khai thác đá để xây dựng các kim tự tháp và đền thờ gần đó.

Sadd-el-Kafara nằm ở điểm hẹp nhất của hẻm núi Wadi Garawi, nơi thung lũng thu hẹp chiều rộng khoảng 100 m. Nhà khảo cổ học người Đức Georg Schweinfurth đã phát hiện ra tàn tích của Sadd-el-Kafara vào năm 1885. Chỉ còn lại phần cuối của con đập ở hai bên hẻm núi là còn đứng vững. Phần trung tâm bị lũ cuốn trôi, để lại khoảng trống rộng 50 – 60 m. Việc tiếp xúc cho phép các nhà khảo cổ học nghiên cứu việc xây dựng con đập.

Đập ban đầu dài 113m, cao 1m, chiều rộng đáy đập là 98m và chiều rộng đỉnh đập là 56m. Lõi đập rộng 32m và có thể chứa 60.000 tấn đất đá. Nếu hoàn thành, đập sẽ chứa được 465.000 – 625.000 mét khối nước.

Các chuyên gia tin rằng Sadd-el-Kafara được xây dựng không phải để tưới tiêu mà để kiểm soát lũ quét, thường xảy ra ở các thung lũng hẹp, do vị trí của con đập ở Wadi Garawi. Không có bằng chứng nào cho thấy đất trồng trọt quanh đập cần nước cho nông nghiệp. Ngoài ra, việc thiếu đập tràn cũng cho thấy hồ chứa không phục vụ mục đích tưới tiêu.

Mặt hạ lưu của Sadd-el-Kafara có dấu hiệu xói mòn, khiến các chuyên gia tin rằng một trận lũ lụt đã phá hủy cấu trúc cổ xưa. Ngoài ra, việc không có đập tràn và bất kỳ dấu vết nào của mương hoặc đường hầm dẫn nước xung quanh công trường khiến con đập càng dễ bị phá hủy hơn.

Sự sụp đổ của Sadd-el-Kafara có lẽ đã gây ra lũ lụt thảm khốc ở hạ lưu. Ấn tượng mà thảm họa để lại dường như khủng khiếp đến mức khiến người Ai Cập cổ đại không muốn xây thêm những con đập tương tự trong gần 8 thế kỷ.

  • Đập 2000 năm tuổi – kỳ quan kỹ thuật của Ấn Độ cổ đại
  • Phát hiện con đập cổ nhất có niên đại 10.000 năm
  • Đập lũ giữ người đàn ông an toàn khi cả thị trấn chìm trong nước

Chia sẻ

Published by

Bài đăng mới nhất

Dịch vụ thành lập Công Ty, Doanh Nghiệp Tư Nhân – 230.000Đ

Giới thiệu dịch vụ Bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh và muốn biến…

2 tháng ago

Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp

Thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp. –…

2 tháng ago

Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp giá rẻ chất lượng, uy tín

Thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp.– Cấp…

2 tháng ago

Những mỹ nữ bị gắn mác bình hoa di động

Nữ diễn viên Cúc Tịnh Y được mệnh danh là "vẻ đẹp 4.000 năm một…

4 tháng ago

Nếu làm IVF, bạn sẽ mang thai đôi và được lựa chọn giới tính thai nhi?

Xu hướng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hiện nay ngày càng trở nên phổ…

4 tháng ago

Ô tô đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không mạ vàng và đính kim cương

Chiếc xe này không hề dát vàng hay đính kim cương nhưng vẫn được bán…

4 tháng ago