Nấm rơm rất giàu carbohydrate, protein, chất xơ, khoáng chất và vitamin. Hàm lượng protein trong nấm cao và giàu dinh dưỡng, đặc biệt nấm rơm chứa 8 loại axit amin với hàm lượng cao hơn thịt, cá, rau củ hay trái cây họ cam quýt.
Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea. Loại nấm này có đặc điểm là kích thước nhỏ, kết cấu mềm và hương vị độc đáo. Nấm rơm rất giàu vitamin và chất xơ không chứa cholesterol nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bạn đang xem: Nấm rơm: 9 lợi ích và 3 rủi ro đối với sức khoẻ khi ăn loại nấm này
Theo Healthbenefitstimes, 182g nấm rơm chứa:
Nấm rơm chứa 8 loại axit amin với hàm lượng cao hơn thịt, cá, rau củ hay trái cây họ cam quýt. (Ảnh: Internet).
Giống như các loại nấm khác, nhờ giá trị dinh dưỡng phong phú nên nấm rơm rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Nấm rơm chứa ergothioneine, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Hàm lượng chất chống oxy hóa này giúp giảm nhiễm trùng nấm, sự phát triển của vi khuẩn và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Ngoài ra, hàm lượng protein cao và carbohydrate thấp trong nấm rơm có thể hỗ trợ tăng cường sức bền, khiến chúng trở thành thực phẩm có giá trị trong chế độ ăn của vận động viên.
Nấm rơm chứa axit phenolic, một loại chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn quá trình peroxid hóa lipid, giúp giảm cholesterol trong máu, cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) và chất béo trung tính. Bằng cách thêm nấm rơm vào chế độ ăn uống, bạn có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy nấm rơm có chứa beta-D-glucan và lectin. Các hợp chất này có khả năng ngăn chặn sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào khối u khác nhau, bao gồm khối u ác tính, ung thư đại trực tràng và bệnh bạch cầu.
Nấm rơm chứa beta-D-glucan và lectin – những chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển và tăng trưởng của tế bào ung thư. (Ảnh: Internet).
Nấm rơm là nguồn cung cấp dồi dào các hợp chất có hoạt tính sinh học tự nhiên giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa tăng huyết áp. Tiêu thụ thường xuyên những loại nấm này có thể giúp kiểm soát mức huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nấm rơm chứa polysaccharides, β-glucans, lectin, lacton, terpenoid, alkaloid, sterol và phenolics. Những chất này có khả năng phục hồi chức năng tế bào tuyến tụy để tăng lượng insulin đầu vào, từ đó làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng dung nạp glucose.
Nấm rơm chứa một loại protein gọi là Fip-vvo có đặc tính điều hòa miễn dịch và bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính khác nhau. Hơn nữa, lectin có trong nấm rơm cũng có hoạt tính điều hòa miễn dịch.
Điều hòa miễn dịch có thể có khả năng kiểm soát một số bệnh nhiễm trùng, bệnh tự miễn, thải ghép cũng như ung thư.
Nấm rơm chứa một lượng đáng kể các chất chống oxy hóa như glutathione, lycopene, phenolics, flavonoid, carotenoids, vitamin (A và C) và axit ascorbic. Những chất chống oxy hóa này có khả năng bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra.
Chất chống oxy hóa trong nấm rơm có khả năng bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. (Ảnh: Internet).
Loại nấm này là nguồn giàu tannin, flavonoid, triterpenoid, anthraquinone và alkaloid có tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Staphylococcusureus, Klebsiella pneumonia, Pseudomonas aeruginosa và Streptococcus pyogenes.
Giống như các loại nấm ăn tự nhiên khác, nấm rơm chứa rất nhiều canxi và vitamin D. Vì vậy, bổ sung loại nấm này rất tốt cho sự phát triển của xương và ngăn ngừa một số bệnh như loãng xương.
Nấm rơm rất bổ dưỡng và an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng chúng vẫn có thể gây ra một số rủi ro cho sức khỏe:
Giống như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, một số người có thể bị dị ứng khi ăn nấm rơm. Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa, sưng tấy hoặc khó thở. Nếu bạn bị dị ứng với nấm hoặc các loại nấm khác, bạn nên thận trọng trước khi thêm nấm vào chế độ ăn uống của mình.
Ăn nấm rơm sống hoặc nấu chưa chín hoặc ăn quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày. Để tránh những vấn đề này, bạn nên nấu chín nấm và tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải.
Loại nấm này có thể tích tụ các kim loại nặng như asen do hấp thụ từ các chất nền bị ô nhiễm như từ rơm rạ, nguồn nước, v.v. Tiêu thụ thực phẩm có chứa asen và hàm lượng kim loại nặng này trong cơ thể cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh thận, bệnh não và tiểu đường.
Khi chọn nấm rơm, bạn cần lưu ý những điểm sau để mua được nấm tươi, an toàn:
Nấm rơm: Hướng dẫn trồng và thu hoạch
Thường bị nhầm lẫn với nấm rơm, loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới đang lây lan cực nhanh
Những điều nên và không nên làm sau khi phát hiện cục máu đông
Chia sẻ
Nguồn: https://bachhoaxanh.edu.vn
Danh mục: Phong Thuỷ
Giới thiệu dịch vụ Bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh và muốn biến…
Thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp. –…
Thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp.– Cấp…
Nữ diễn viên Cúc Tịnh Y được mệnh danh là "vẻ đẹp 4.000 năm một…
Xu hướng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hiện nay ngày càng trở nên phổ…
Chiếc xe này không hề dát vàng hay đính kim cương nhưng vẫn được bán…