Categories: Phong Thuỷ

Phát hiện vật thể sáng nhất vũ trụ

Published by

Một chuẩn tinh mới được phát hiện đã phá vỡ nhiều kỷ lục, không chỉ là chuẩn tinh sáng nhất từng được quan sát mà còn là thiên thể sáng nhất được tìm thấy.

Chuẩn tinh J0529-4351 cách Trái đất rất xa nên ánh sáng phải mất 12 tỷ năm mới đến được chúng ta. Năng lượng của nó đến từ những nhà nghiên cứu lỗ đen đói khát nhất và phát triển nhanh nhất từng gặp. Lỗ đen này mỗi ngày tiêu thụ một lượng vật chất bằng khối lượng Mặt trời, theo nghiên cứu công bố ngày 19/2 trên tạp chí Nature Astronomy. Lỗ đen siêu lớn ở trung tâm chuẩn tinh được ước tính lớn hơn Mặt trời từ 17 – 19 tỷ lần. Mỗi năm, nó “ăn” hoặc tích lũy lượng khí và bụi tương đương 370 Mặt trời. Điều này khiến J0529-4351 sáng hơn Mặt trời 500.000 tỷ lần.

Phát hiện vật thể sáng nhất vũ trụ

Mô phỏng chuẩn tinh lập kỷ lục J0529-4351. (Ảnh: ESA)

“Chúng tôi đã phát hiện ra lỗ đen phát triển nhanh nhất từng được biết đến. Nó có khối lượng bằng 17 tỷ Mặt trời và ăn nhiều hơn một Mặt trời mỗi ngày. Nhờ đó, nó trở thành vật thể sáng nhất trong vũ trụ”, nhà thiên văn học Christian Wolf tại Đại học Quốc gia Australia, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

J0529-4351 được phát hiện trong dữ liệu cách đây bốn thập kỷ nhưng sáng đến mức các nhà thiên văn học không thể xác định nó là chuẩn tinh. Chuẩn tinh là một vùng ở trung tâm thiên hà chứa một lỗ đen siêu lớn, được bao quanh bởi một vòng bụi và khí. Các điều kiện khắc nghiệt trong đĩa bồi tụ xung quanh lỗ đen đang hoạt động làm nóng bụi và khí, khiến nó phát sáng. Ngoài ra, bất kỳ vật chất nào trong đĩa này không bị lỗ đen tiêu thụ sẽ hướng về các cực của nó, bắn ra dưới dạng một dòng hạt với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Kết quả là, các chuẩn tinh trong nhân thiên hà đang hoạt động (AGN) có thể sáng hơn ánh sáng của hàng tỷ ngôi sao xung quanh cộng lại.

Nhưng dù vậy, J0529-4351 vẫn nổi bật. Ánh sáng của J0529-4351 phát ra từ đĩa bồi tụ khổng lồ nuôi dưỡng lỗ đen siêu lớn. Nhóm nghiên cứu ước tính đường kính của nó vào khoảng 7 năm ánh sáng, gấp khoảng 45.000 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.

J0529-4351 ban đầu được phát hiện bởi kính viễn vọng Khảo sát bầu trời phía Nam Schmidt vào năm 1980, nhưng các nhà nghiên cứu phải mất hàng thập kỷ mới xác nhận được nó là một chuẩn tinh. Các cuộc khảo sát thiên văn lớn cung cấp nhiều dữ liệu đến mức các nhà nghiên cứu cần các mô hình học máy để phân tích và phân loại các chuẩn tinh từ các thiên thể khác. Trên thực tế, J0529-4351 sáng đến mức các mô hình cho rằng đây là một ngôi sao nằm tương đối gần Trái đất. Nhóm nghiên cứu công nhận J0529-4351 là chuẩn tinh bằng kính viễn vọng 2,3m tại Đài thiên văn Siding Spring ở Australia.

Tiếp theo, lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của nó là mục tiêu hoàn hảo cho thiết bị GRAVITY+ trên Kính thiên văn Rất lớn ở Chile. J0529-4351 cũng sẽ được nghiên cứu với Kính thiên văn Cực lớn (ELT) đang được chế tạo ở Sa mạc Atacama.

  • Chuẩn tinh chứa lỗ đen nặng gấp 1,5 tỷ lần Mặt trời
  • Phát hiện cấu trúc siêu khổng lồ có thể “nuốt chửng” cả Trái Đất
  • Chụp ảnh “ma” ngoài vũ trụ

Chia sẻ

Published by

Bài đăng mới nhất

Dịch vụ thành lập Công Ty, Doanh Nghiệp Tư Nhân – 230.000Đ

Giới thiệu dịch vụ Bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh và muốn biến…

2 tháng ago

Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp

Thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp. –…

2 tháng ago

Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp giá rẻ chất lượng, uy tín

Thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp.– Cấp…

2 tháng ago

Những mỹ nữ bị gắn mác bình hoa di động

Nữ diễn viên Cúc Tịnh Y được mệnh danh là "vẻ đẹp 4.000 năm một…

4 tháng ago

Nếu làm IVF, bạn sẽ mang thai đôi và được lựa chọn giới tính thai nhi?

Xu hướng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hiện nay ngày càng trở nên phổ…

4 tháng ago

Ô tô đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không mạ vàng và đính kim cương

Chiếc xe này không hề dát vàng hay đính kim cương nhưng vẫn được bán…

4 tháng ago